Vấn đề máy lạnh chảy nước là một lỗi rất phổ biến, thường xuyên xảy ra sau một thời gian dài sử dụng. Vậy bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục điều này chưa? Hãy cùng Kỹ Thuật Điện Lạnh tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nguyên nhân và cách khắc phục máy lạnh chảy nước
Máy lạnh chảy nước

Nguyên nhân máy lạnh bị chảy nước

Lắp đặt sai kỹ thuật

may-lanh-chay-nuoc

Đây là lỗi rất hay gặp và dễ nhận biết. Thông thường khi người thợ lắp đặt không đúng yêu cầu thì tình trạng chảy nước ở máy lạnh sẽ xảy ra ngay sau khi bật máy. Nguyên nhân phổ biến đó là do máy lắp nghiêng, ống thoát nước bị gập, đường nước thoát không có độ dốc hoặc có thể cao hơn máy.

Ống thoát nước bị nghẹt

Nguyên nhân trực tiếp do trong thời gian sử dụng ống thoát nước của máy lạnh có thể xảy ra tình trạng nghẹt, ứ. Điều này xảy ra chủ yếu do bụi bẩn tích tụ lâu ngày, côn trùng hoặc một số vật thể lạ nào đó. Thời gian xảy ra tình trạng này cũng tùy thuộc căn phòng mà bạn đang đặt máy lạnh. Thường thì các phòng để nhiều thiết bị, vật thể gây ra nhiều bụi bẩn sẽ dẫn đến máy lạnh của ta bị nghẹt nước.

Do máy lạnh thiếu gas

Thường khi máy lạnh thiếu gas, dấu hiệu để chúng ta dễ nhận biết nhất đó là dàn lạnh sẽ bị bám tuyết. Như vậy, quá trình bay hơi ở dàn lạnh sẽ không diễn ra đúng yêu cầu như thường lệ. Tuyết bám ở dàn không bay hơi kịp sẽ chạy ra ngoài.

Máy lạnh lâu ngày chưa được vệ sinh

Máy lạnh chảy nước gây bám bụi bẩn, các mảng ố cực kỳ mất thẩm mỹ

Thông thường theo tiêu chuẩn thì định kỳ khoảng 6 tháng điều hòa sẽ cần được bảo dưỡng vệ sinh. Do đó, khi điều hòa hay máy lạnh sử dụng lâu hơi thời gian này và xảy ra tình trạng tươm nước ở dàn hay chảy nước ra ngoài thì cũng không quá ngạc nhiên. Vấn đề bạn cần làm ngay lúc này đó chính là cần bảo dưỡng máy.

Máng thoát nước ở máy lạnh bị hỏng

Trong quá trình vận chuyển lắp đặt máy nếu không cẩn thận khiến máy bị va đập mạnh. Khi đó một số bộ phận bên trong máy sẽ bị hỏng hỏng, trong đó máng thoát nước là một ví dụ điển hình. Bên cạnh đó lỗi này cũng có thể gặp phải từ nhà sản xuất. Đối với trường hợp máy cũ đã qua sử dụng thì điều này sẽ thường xảy ra hơn.

Tác hại khi máng bị hỏng chủ yếu là vỡ hoặc nứt sẽ dẫn đến tình trạng máy lạnh chảy nước. Khi đó, trong quá trình làm lạnh, không khí lạnh ngưng tụ sẽ gây tươm nước nhiễu nước chảy ra bên ngoài thay vì chảy theo đường ống thoát nước như thường lệ.

Tác hại khi máy lạnh chảy nước

may-lanh-chay-nuoc
Dàn lạnh âm trần bị bám tuyết

Vừa rồi mình vừa chia sẽ một số nguyên nhân phổ biến thường gặp phải dẫn đến tình trạng chảy nước ở máy lạnh. Nếu gia đình bạn đang gặp phải vấn đề này thì nên khắc phục sớm nhé. Bởi vì tác hại của điều này không chỉ gây ra hư hỏng cho máy, khó chịu cho người dùng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Như vậy khi điều hòa chảy nước sẽ đem lại một số tác hại nhự sau:

– Lam tăng cao độ ẩm trong phòng, là yếu tố giúp cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển ngay trong căn phòng của gia đình,

– Gây ra mùi hôi khó chịu, vấn đề liên quan trực tiếp đến hô hấp. Chúng ta đều biết khi lắp đặt điều hòa (máy lạnh) phòng thường phải đảm bảo độ kín. Như vậy các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp sẽ dễ hình thành không chỉ ở người cao tuổi, trẻ em.

– Nước có khả năng dẫn điện, do đó nếu chẳng may đường điện bị hở thì khi máy chảy nước sẽ dẫn đến tình trạng chập điện, cháy nổ.

– Tác hại dễ biết nhất, đó là giảm tuổi thọ của máy.

Cần làm gì khi máy lạnh chảy nước

may-lanh-chay-nuoc-2

Sau khi tham khảo những điều ở trên, chắc chắn bạn và gia đình cũng đã biết nên làm gì khi máy lạnh hay điều hòa chảy nước rồi đúng không nào.

– Thời gian khoảng 6 tháng sử dụng nên bảo dưỡng máy định kỳ. Tùy vào công năng sử dụng của máy lạnh thì thời gian bảo dưỡng có thể dài hơn.

– Việc đơn giản ai cũng dễ dàng làm đó chính là vệ sinh lưới lọc ở dàn lạnh thường xuyên.

– Khi vệ sinh, rửa máy lạnh nên chú trọng đến việc thông ống nước ngưng, thổi bay các bụi bẩn, rong rêu mảng bám hình thành lâu ngày.

– Ngoài ra, nếu tình trạng máy lạnh chảy nước xảy ra do thiếu gas, ống nước ngưng hư hỏng, máng nước thoát bị sự cố hay lắp đặt sai kỹ thuật. Nếu bạn là người không có kinh nghiệm thì không nên tự mình sửa chữa mà hãy gọi ngay cho người có chuyên môn về ngành điện lạnh để xử lí nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon